Nhà cái tài xỉu Nền tảng tin cậy

Nguyễn Thành Tín

Nguyễn Thành Tín

Tiến sĩ

Bộ môn Dược Lý Giảng viên

- Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, trường ĐH Y Dược, Đại học Huế (2008-2014).

- Tốt nghiệp Thạc sĩ Y sinh học, đào tạo liên kết trường ĐH Sassari, Italia (2015-2017).

- Tốt nghiệp Tiến sĩ Y Khoa, chuyên ngành Nội thần kinh, trường ĐHQG Jeonbuk, Hàn Quốc (9/2019-2022).

- Nghiên cứu Sau Tiến sĩ (Postdoc) và tu nghiệp tại Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện ĐHQG Jeonbuk, Hàn Quốc.

Tham gia báo cáo tại các Hội nghị thế giới về chuyên ngành Thần kinh: (1) World Congress of Neurology (WCN - XXV) 2021 tại Rome, Italia. (2) Hội nghị Bárány Society Meeting (Bárány - XXXI) 2022 tại Madrid, Tây Ban Nha.

Tham gia báo cáo tại các Hội nghị thường niên của các Hiệp hội khoa học Hàn Quốc: (1) Hội Thần kinh Hàn Quốc (Korean Neurological Association - KNA) lần thứ 39 (2020), 40 (2021) & 41 (2022) (2) Hội Thăng bằng học Hàn Quốc (Korean Balance Society - KBS) lần thứ 41 (2021) & 43 (2022). (3) Hội nghị Sinh lý lâm sàng về thần kinh Hàn Quốc (Korean Society of Clinical Neurophysiology - KSCN) lần thứ 25 (2021) & 27 (2023). Tham dự nhiều Hội nghị khoa học quốc tế khác.

Tham gia báo cáo tại Trường ĐH Y Dược, ĐH Huế: Hội nghị Sau đại học và nghiên cứu sinh Quốc tế lần thứ VI năm 2022.


Lĩnh vực nghiên cứu

Tác giả chính của 07 công bố quốc tế đăng trên các tạp chí chuyên ngành thần kinh (SCIE). Đồng tác giả của 03 công bố quốc tế SCIE.

Nghiên cứu cơ bản: (1) Đánh giá tác hại của tồn dư chất độc màu da cam trên di truyền biểu sinh (epigenetics). (2) Tạo ra các mô hình tổn thương tiền đình trên chuột đánh giá diễn tiến sự phục hồi tự nhiên của tiền đình. (3) Phát triển các mô hình đánh giá tổn thương vận động và trí nhớ không gian trên chuột (hệ thống theo dõi phản xạ mắt tiền đình Vestibular-ocular reflex-VOR, mê cung chữ Y, mê cung chữ T, Open field, mê cung nước...) được ứng dụng cho thử nghiệm thuốc và các can thiệp phục hồi tiền đình khác (sử dụng dòng điện cường độ nhỏ galvanic vestibular stimulation - GVS).

Nghiên cứu lâm sàng: (1) Đánh giá về các tổn thương vận động và trí nhớ sau các tổn thương hệ thống tiền đình cấp và mạn tính sử dụng các bộ công cụ và MRI. (2) Phát triển mô hình can thiệp cải thiện các chức năng thông qua sử dụng GVS và các nghiệm pháp thể chất trên bệnh nhân sử dụng mô hình tối ưu hóa (design optimization) và trí tuệ nhân tạo (AI). (3) Phát triển mô hình nghiên cứu đánh giá nhận thức và trí nhớ không gian sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR). (4) Phát triển các công cụ giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán bệnh nhược cơ (Myasthenia gravis). (5) Độc tính của thảo dược Ma Hoàng trên hoạt động cơ co đồng tử.

Công bố quốc tế