Nhà cái tài xỉu Nền tảng tin cậy

Nhân sự

Nguyễn Thanh Tùng

Nguyễn Thanh Tùng

Tiến sĩ

Khoa Cơ bản Giảng viên Khoa Đào tạo Quốc tếGiảng viên

Tốt nghiệp Kỹ sư Công nghệ Sinh học tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, năm 2009, với hướng nghiên cứu nhân giống in vitro các cây dược liệu và cây trồng có giá trị khác.

Tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Y Sinh (Master of Science in Medicine) tại trường Đại học INHA, thành phố Incheon, Hàn Quốc, năm 2013, với hướng nghiên cứu phân lập và biệt hoá tế bào gốc phôi thai tim.

Nhận bằng Tiến sĩ Khoa học Y Sinh (Medical Science) tại Trường Đại học Quốc gia Jeonbuk, thành phố Jeonju, Hàn Quốc, năm 2017, với hướng nghiên cứu biệt hoá tế bào gốc phôi, cơ chế sinh học phân tử bệnh, điều hoà biểu hiện gene, knockout gene trên các dòng tế bào và trên chuột, mô hình bệnh trên dòng tế bào và động vật.

Nhận các giải thưởng Khoa học Công nghệ. Giải nhì giải thưởng “Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam - VIFOTEC” năm 2008; Giải xuất sắc Hội thi Khoa học tuổi trẻ các trường Đại học, Cao đẳng Y-Dược Việt Nam lần thứ XIX năm 2018; Giải thưởng Cố đô về Khoa học Công nghệ lần thứ IV năm 2021.

Nhận các bằng khen về Khoa học và Công nghệ của Giám đốc Đại học Huế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chủ nhiệm các đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường, cấp Đại học Huế, cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hướng dẫn luận văn cao học chuyên ngành Khoa học Y Sinh, Công nghệ Y Sinh học, Răng hàm mặt.

Tác giả chính và đồng tác giả của nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế uy tín.

Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Huế “Y học tái tạo” (NCM.DHH.2022.02).


Lĩnh vực nghiên cứu

Nghiên cứu khoa học y sinh trong lĩnh vực y học tái tạo. Sử dụng các nguồn tế bào khác nhau (tế bào gốc trung mô, tế bào đơn nhân tuỷ xương, tế bào soma…), các giá thể sinh học, và các yếu tố tăng trưởng hay các hợp chất thiên nhiên trong trong y học tái tạo, tập trung một số mô như mô xương, mô sụn, xương ổ răng, mô tinh hoàn. Nghiên cứu cơ chế bệnh sinh, các con đường tín hiệu phân tử liên quan một số bệnh ở người dựa trên phân tích tổng hợp (meta analysis) và phân tích dữ liệu biểu hiên gene (Gene Expression Omnibus - GEO).

Đề tài NCKH chủ trì/tham gia

1. Nghiên cứu tác dụng kích thích các tế bào dòng sinh dục đực của cao chiết Lycorin từ cây sâm cau (Curculigo Orchioides Gaertn.) trên mô hình chuột Swiss- Đại học Huế - Mã số: DHH2020-04-125

2. Đánh giá tái tạo khe hở xương ổ răng bằng màng fibrin giàu tiểu cầu kết hợp với bột xương nhân tạo- Đại học Huế - Mã số: DHH2019-04-89

3. Đánh giá sự thay đổi mô học tinh hoàn và đứt gãy DNA tinh trùng chuột dưới tác động của nhiệt- Đại học Huế - Mã số: DHH2019-04-88

4. Nghiên cứu tác dụng của cao chuẩn hóa sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) trồng lên chuột đực suy giảm chức năng sinh sản do stress nhiệt- Cấp Bộ - Mã số: B2023-DHH-11

5. Nghiên cứu khả năng tái sinh xương ổ răng của vật liệu ghép sticky bone chứa tế bào gốc tủy xương- Cấp Bộ - Mã số: B2022-DHH-20

6. Nghiên cứu một số đa hình đơn Nucleotide và mối liên quan với tiền sản giật ở phụ nữ Việt Nam- Cấp Bộ - Mã số: B2021-DHH-19

7. Nghiên cứu đặc tính và khả năng tái sinh mô sụn của tế bào đơn nhân tủy xương (bone marrow mononuclear cells) và giá thể fibrin giàu tiểu cầu (platelet-rich fibrin scaffold)- Cấp Bộ - Mã số: B2020-DHH-12

8. Nghiên cứu ảnh hưởng của rối loạn chuyển hóa lên chức năng sinh sản của nam giới hiếm muộn- Cấp Bộ - Mã số: B2019-DHH-10

9. Nghiên cứu mô hình nhiễm màu thực phẩm lên men răng Ex Vivo- Cấp Trường - Mã số: 52/18

Công bố quốc tế